San lấp mặt bằng là gì?
San lấp mặt bằng chính là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.
San lấp mặt bằng là gì?
San lấp mặt bằng chính là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.
San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó rồi vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó.
Điều này nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người (mặt thiết kế định trước, có kể đến độ dốc thoát nước bề mặt).
San lấp mặt bằng là công việc thường gặp trong cuộc sống
Như vậy công tác san đất thường bao gồm:
- Các công tác đào đất
- Vận chuyển đất
- Đắp đất
Thực tế trong công tác san đất thì trước tiên đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm vi công trường.
Lượng đất thừa hay thiếu phải liên hệ với bên ngoài phạm vi công trường. Nó chỉ là nguồn bổ trợ hay chỉ chiếm khối lượng nhỏ.
Hay thậm chí không có (như khi san cân bằng đào đắp).
Có mấy loại san lấp mặt bằng?
Thông thường, có 2 loại san lấp mặt bằng chính. Đó là:
San theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san: người thực hiện sẽ không cần phải quan tâm nhiều lắm đến khối lượng đất thừa hay thiếu.
San theo yêu cầu về khối lượng đất khi san:
Bao gồm các trường hợp như:
- San cân bằng lượng đào với lượng đắp
- San với điều kiện người chủ có ý định để lại một khối lượng đất sau sàn (đất đào nhiều hơn đất lấp)
- Cố ý bổ sung thêm một lượng đất trước khi san (đất lấp nhiều hơn đất đào).
Thiết kế thi công công tác san lấp
Việc thiết kế thi công san đất được thực hiện qua 2 bước sau:
Bước 1: Thiết kế mặt bằng san
Bước này là bước để xác định khối lượng đất cần thi công, hướng, cự ly vận chuyển đất trung bình từ vùng đào sang vùng đắp trong nội bộ của công trường.
Bước 2: Thiết kế biện pháp thi công
Thiết kế biện pháp thi công cụ thể cho công tác san đất. Sau khi đã biết được khối lượng đất phải thi công và cự ly vận chuyển chúng trong khi san.
Quy trình san lấp mặt bằng như thế nào?
Việc thiết kế thi công san mặt bằng gồm 2 bước cơ bản
Một quy trình san lấp mặt bằng sẽ bao gồm có các thao tác quan trọng dưới đây:
1. Thiết kế mặt bằng san lấp
Đây là công việc đầu tiên mà thợ thi công và chủ đầu tư phải cùng nhau trao đổi thật chi tiết. Bản vẽ địa hình của mặt bằng sẽ giúp chúng ta tính được khối lượng đất thi công chính xác ở mức độ nào. Cũng từ đó điều chỉnh chi tiết độ cao các địa điểm trên đất tự nhiên.
2. Mô phỏng thực địa
Đối với mặt bằng đơn giản:
Ta chỉ cần dùng mặt cắt duy nhất, vuông góc với tất cả các đường đồng mức. Từ đó để thể hiện độ cao của toàn bộ các điểm mặt đất tự nhiên.
Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp tính toán khối lượng từng thỏi đất chạy dài có tiết diện thế nào. Ngoài ra người ta còn gọi nó là phương pháp xác định khối lượng theo mặt cắt.
Đối với từng loại mặt bằng ta cần có phương án san lấp khác nhau
Đối với mặt bằng phức tạp:
Thực tế 1 mặt cắt không thể thể hiện được tất cả những yếu tố của mặt bằng phức tạp. Vậy nên ta cần chia vùng đất cần san lấp thành những vùng khác nhau, dọc theo phương của đường đồng mức.
Phương pháp phân chia này tốn nhiều công sức, đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm. Vậy nhưng đổi lại độ chính xác cao.
3. Xác định mặt bằng thiết kế sau san
- San lấp theo điều kiện cân bằng đào đắp: dạng này sẽ không có khối lượng đất ngoài.
- San lấp theo phương pháp lưới ô vuông hay lưới ô tam giác.
- San lấp với điều kiện chừa đất ra sau san.
4. Tính toán khối lượng công tác
Khi tính khối lượng công tác trên từng ô lưới. Ta có thể chia thành 3 dạng ô lưới như sau:
- Loại ô có độ cao công tác tại các mắc lưới dương hctj > 0: Đây là loại ô nằm hoàn toàn trong vùng đào nên tương đối dễ thực hiện.
- Loại ô có tất cả các độ cao công tác tại mắt lưới âm hctj < 0: Loại ô nằm hoàn toàn trong vùng đắp. Vậy nên bạn cần hết sức chú ý khi tính toán.
- Loại ô chứa cả mắt lưới có cao độ công tác vừa âm vừa dương, có cả mắt lưới có hctj > 0 lẫn mắt lưới có hctj < 0: Loại ô này nằm đè lên ranh giới đào đắp O-O (ranh giới đào đắp cắt qua những ô này).
Cách tính khối lượng san lấp mặt bằng như thế nào?
Thực tế đối với cách tính khối lượng san lấp mặt bằng này thì yêu cầu những người có chuyên môn, nghiệp vụ cao về xây dựng. Nếu bạn không am hiểu cao về xây dựng thì cần được tư vấn bởi thầu xây dựng.
Hiện nay có khá nhiều các nguyên liệu cần cho san lấp.
Cụ thể như: đất, cát, xà bần san lấp mặt bằng. Từ đó bạn cần tham khảo và lựa chọn.
Thông thường thì các kỹ sư xây dựng sẽ tính khối lượng san nền mặt bằng với phần mềm vi tính chuyên nghiệp. Cụ thể như 3Dmax, AutoCAD.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp tính san lấp mặt bằng với khối lượng vật liệu san nền bằng công nghệ 3d Max. Bao gồm các bước:
Bước 1: Tạo 1 mặt mesh chính là phần đất giao của 2 phần thiết kế và hiện trạng. Phần này không đào hay đắp
Bước 2: Tính khối lượng đào bằng cách lấy hiệu của khối hiện trạng A trừ đi cho khối C.
Bước 3: Tính khối lượng đắp bằng cách lấy hiệu của khối thiết kế B trừ đi cho khối C
Trong đó:
C là điểm giao của A và B.
Phần dư của A-C là phần cần phải đào đi.
Còn phần dư của B-C thì cần phải đắp vào.
Nếu như đào C=B, chỉ đắp thêm nguyên liệu thì C=A.
Bạn cũng có thể dùng phương án san lấp mặt bằng với các chức năng Create > Compound Object > boolean ở trong 3DSMax để tìm được giao các khối mesh.
Có hàm tính khối lượng cụ thể như: V = (h1+h2+h3)*S/3 tính toán khối lượng của từng tam giác trên mesh.
Cuối cùng bạn cộng lại để ra khối lượng tổng của 3 khối A, B và C.
Cách tính chi phí san lấp mặt bằng như thế nào?
Gọi san lấp mặt bằng với mã hiệu tạm tính TT là VL, NC, MTC. Khi xác định được khối lượng nguyên liệu cần phải mua thì chi phí có thể tính ra được.
Giá cát san lấp mặt bằng trên thị trường không quá cao.
Nó bao gồm có: tiền mua đất san lấp mặt bằng, phí thuê nhân công, máy móc.
Tùy vào từng phương án thi công mà gia chủ dự toán san lấp mặt bằng trọn gói toàn bộ hoặc tính theo m3 hay ngày công.